UPS là thiết bị được nhiều người chọn lựa sử dụng như một nguồn điện dự phòng cho các thiết bị trong nhà hoặc trong cơ sở sản xuất. Việc sử dụng thường xuyên, lâu dài không thể tránh khỏi những lỗi phát sinh cần phải sửa chữa UPS.
Lưu ý những khuyến cáo của nhà sản xuất khi sửa chữa UPS
UPS là thiết bị được dùng như một nguồn điện dự trữ giúp ổn áp, ổn tần, chống xung, lọc nhiễu cho các thiết bị cũng như bảo vệ các thiết bị trước những sự cố về điện. Tuy nhiên, bộ lưu điện UPS cũng sẽ có lúc bị hư hỏng cần được sửa chữa UPS.
Thông thường, UPS được lắp đặt cố định nên yêu cầu bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa UPS tận nơi là điều vô cùng cần thiết. Việc khắc phục nhanh cũng như lập phương án dự phòng luôn được đánh giá cao là cách làm hữu ích. Bên cạnh đó,cũng có nhiều lưu ý khi sửa chữa UPS để đạt hiệu quả tối ưu mà không phải ai cũng biết.
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và sửa chữa UPS mà bạn cần biết:
Là người sản xuất, phân phối, tư vấn cũng như trực tiếp đứng ra bảo trì, bảo dưỡng nên chắc hẳn các hãng, các công ty bảo trì UPS luôn là người nắm rõ nhất về bộ lưu điện. Một trong những khuyến cáo đáng chú ý nhất là “đừng đợi đến khi ngừng hoạt động hẳn mới tính đến chuyện sửa chữa UPS”, bởi vì nếu làm như vậy sẽ khiến các hoạt động của thiết bị điện bị trì trệ cũng như gây ra những hậu quả lớn. Điển hình như mất hết dữ liệu, hỏng hóc cả dây chuyền,... nếu sự cố xảy ra một cách đột ngột và không lường trước.
Bên cạnh đó, theo các khuyến cáo của hãng thì bạn cần bảo trì, bảo dưỡng bộ lưu điện 3 tháng 1 lần trong điều kiện thường. Với những trường hợp sử dụng UPS trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, độ ẩm cao, bụi, sự thay đổi liên tục của nguồn lưới,... thì tần suất này cần phải được nâng lên.
Lựa chọn linh kiện thích hợp khi sửa chữa UPS
Không những thế, bên cạnh mức công suất của bộ lưu điện thì tùy thuộc vào mức độ quan trọng của tải như có dữ liệu hay không có dữ liệu, vai trò của tải trong dây chuyền sản xuất, cần bao lâu để phục hồi tải nếu có sự cố,... mà cần có tần suất bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa định kỳ sao cho hợp lý và hiệu quả nhất, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Không chỉ trong quá trình sử dụng mà khi sửa chữa UPS cũng phải tuân thủ quy trình và bảo quản lưu điện. Cụ thể, bạn không được dùng UPS đến cạn kiệt, không để UPS quá nóng, tắt nguồn đúng cách,...
Không phải UPS nào cũng giống nhau 100% về kích thước, mẫu mã, công suất,... nên khi sửa chữa UPS, bạn cần tìm hiểu kỹ về linh kiện thay thế để xác định sản phẩm nào phù hợp với bộ lưu điện của mình.
Với những thông tin trên, nếu bạn cần được hỗ trợ thêm thì hãy gọi hotline: 0908 915 071 để được tư vấn tận tình.